Ngày đăng: 13/11/2023
Xe nâng hàng là thiết bị di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng (3.4.4 TCVN 7772:2007). Khoảng cách trọng tâm tải: là khoảng cách theo phương ngang từ tâm tải đến khung tựa của bàn trượt.
Xe nâng hàng được sử dụng nhiều trong các kho bãi, xưởng sản xuất để di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụng với nhiều sức tải và chiều cao nâng, hạ khác nhau.
Kiểm định xe nâng hàng còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng. Là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Cũng theo quy định của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, xe nâng hàng thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.
Các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng xe nâng hàng khi thực hiện kiểm định an toàn thiết bị sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
Hiện nay có 3 hình thức kiểm định an toàn xe nâng hàng bao gồm:
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Kiểm định là hoạt động thẩm định tình trạng xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời trong quá trình kiểm định cũng phát hiện ra các nguy cơ mất an toàn lao động nhằm phòng tránh và khắc phục kịp thời.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Các giấy tờ kiểm định lần đầu như: Phiếu kết quả, biên bản, giấy tờ lý lịch xe và các kiến nghị lần trước hoặc giấy tờ sữa chữa lớn (nếu có) phải giữ lại để phục vụ cho các lần kiểm định tiếp theo, để không phải tốn thời gian và chi phí lập lại.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Khi kiểm định xe nâng hàng, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo quy định tại QTKĐ:17-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;
Bước 4: Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Kết thúc quá trình kiểm tra và thử nghiệm xe nâng, kiểm định viên lập biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng theo mẫu quy định. Dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
STT | Tên văn bản |
1 | QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên; |
2 | QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ; |
3 | QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vơi xe máy chuyên dùng. |
4 | TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật; |
5 | TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực; |
6 | TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Cầu Công te nơ – Yêu cầu an toàn; |
7 | TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn; |
8 | TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại; |