Cân lò xo là loại cân thông dụng, được sử dụng phổ biến trong đời sống. Cân lò xo là cân cấp chính xác III theo OIML R76-1(2006), thưởng có mức cân lớn nhất đến 200 kg. Để đảm bảo thiết bị cân đo lường chính xác, các cá nhân tổ chức cần chú ý thực hiện kiểm định cần lò xo theo ĐLVN 30:2019 được ban hành, hướng dẫn bởi Cục đo lường chất lượng.
1. Kiểm định cân lò xo là gì?
Kiểm định cân lò xo là quá trình kiểm tra và đánh giá sự chính xác của cân lò xo bằng cách so sánh giữa giá trị đo lường thực tế và giá trị đo lường được dự đoán của cân lò xo. Điều này bao gồm việc kiểm tra các yếu tố quan trọng như độ nhạy cảm, độ chính xác, độ ổn định và hiệu suất tỷ lệ. Quá trình kiểm định cân lò xo thường được thực hiện bởi các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn và kỹ thuật cao, nhằm đảm bảo rằng cân lò xo hoạt động chính xác theo tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể.
Kiểm định cân lò xo là quá trình kiểm tra và đánh giá sự chính xác của cân
2. Lợi ích khi thực hiện kiểm định cân lò xo
- Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị, Trong một số ứng dụng, như trong ngành y tế hoặc thí nghiệm hóa học, tính chính xác và an toàn rất quan trọng. Nếu cân lò xo không được kiểm định đúng cách, có thể gây ra rủi ro về an toàn hoặc sai lệch nghiêm trọng trong kết quả đo.
- Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
- Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với việc thay thế hoặc sửa chữa cân sau khi nó đã bị hỏng.
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ khoa học và Công nghệ, cân đồng hồ lò xo thuộc danh mục thiết bị bắt buộc phải thực hiện kiểm định (Thông tư 07/2019/TT-BKHCN) nhằm đảm bảo sự hoạt động chính xác của thiết bị.
3. Quy trình kiểm định cân lò xo theo ĐLVN 30:2019
3.1 Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Nhiệt độ như nhiệt độ làm việc bình thường của cân.
- Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (rung động, điện từ trường, điện áp lưới…) không làm sai lệch kết quả kiểm định.
3.2 Chuẩn bị kiểm định
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
- Cân phải được lắp ráp hoàn chỉnh, vệ sinh sạch sẽ, đặt trên nền phẳng, sẵn sàng ở tư thế kiểm định.
- Tập kết đủ quả cân chuẩn, tải bì và phương tiện kiểm định khác. Quả cân chuẩn phải còn trong thời hạn hiệu lực kiểm định.
3.3 Quy trình kiểm định cân đồng hồ lò xo
Khi tiến hành kiểm định cân bàn, tổ chức kiểm định thực hiện đúng theo ĐLVN 30:2019 bao gồm các bước sau:
► Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:
- Kiểm tra nhãn mác cân.
- Vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định.
- Kiểm tra sự đầy đủ của các chi tiết, bộ phận cân.
► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:
Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép,
Móng hoặc bệ cân.
► Bước 3: Kiểm tra đo lường:
- Kiểm tra sai số lớn nhất cho phép.
- Kiểm tra độ nhậy.
- Kiểm tra độ động.
- Kiểm tra độ lặp lại.
- Kiểm tra độ chênh lệch kết quả khi đặt tải lệch tâm.
- Kiểm tra độ hồi sai
- Kiểm tra các mức cân
► Bước 4: Xử lí kết quả.
Cân đồng hồ lò xo đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp giấy chứng nhận kiểm định và đóng dấu kiểm định hoặc dán tem kiểm định theo quy định.
Quy trình kiểm định cân lò xo theo ĐLVN 30:2019
4. Kiểm định cân lò xo khi nào?
- Kiểm định lần đầu: Kiểm định lần đầu tiên mới được sản xuất, mới nhập khẩu, mới được lắp đặt trước khi đưa cân vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: Là các kiểm định tiếp theo kiểm định ban đầu theo chu kỳ quy định. Chu kỳ kiểm định của cân đồng hồ lò xo là 2 năm.
- Kiểm định bất thường: Kiểm định cân trong quá trình sử dụng theo yêu cầu cụ thể.
Chu kỳ kiểm định của cân đồng hồ lò xo là 2 năm
5. Một số lưu ý khi sử dụng cân lò xo
Cân đồng hồ hoạt động trên nguyên lý đàn hồi lò xo, và lò nào cũng có giới hạn đàn hồi của nó. Vượt quá giới hạn này, lò xo sẽ không còn khả năng đàn hồi, bị biến dạng hoàn toàn. Khi đó, cân không thể sử dụng được nữa. Do vậy, khi sử dụng cân nên lưu ý các vấn đề sau:
- Không được phép cân quá mức tải cho phép của cân.
- Giới hạn của cân ghi trên mặt đồng hồ, thường là giới hạn tĩnh. Không được phép quăng quật các vật cân lên đĩa cân dù là vật có tải trọng nhỏ hơn mức cân lớn nhất.
- Khi cân xong phải cho tải (vật đo) xuống ngay để giữ trạng thái đàn hồi tốt cho lò xo. Nếu để tải lâu trên đĩa cân sẽ làm cho ứng suất đàn hồi của lò xo giảm đi, ảnh hưởng đến độ chính xác.
- Đặt cân ở khu vực thăng bằng, tránh rung động.
- Cân đĩa, cân móc treo không để ở nơi nhiệt độ cao hoặc quá ẩm ướt, gây rỉ sét hoặc hư hại cơ cấu bên trong.