Ngày đăng: 03/11/2023
Dưới góc độ đo lường, cân điện tử là thuật ngữ mang ý nghĩa chưa đầy đủ, vì bản chất có thể là cân điện tử cấp chính xác I, cấp chính xác II, cấp chính xác III, cấp chính xác IIII (OIML R76-1: The International Organization of Legal Metrology - Tổ chức Đo lường Hợp pháp Quốc tế, viết tắt theo tiếng Pháp là OIML, là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực đơn vị đo lường). Tuy nhiên trong thực tế xã hội người ta hay dùng thuật ngữ mang tính định tính, ví dụ như cân điện tử, cân cơ khí,…Như vậy, việc hiệu chuẩn cân điện tử có thể là hiệu chuẩn cân điện tử cấp chính xác I, II, III, IIII hay còn gọi là cân phân tích, cân kỹ thuật, cân bàn,…
Sau đây, chúng tôi giới thiệu sơ nét về một loại cân hay sử dụng nhất là trong các phòng thí nghiệm, đó là cân kỹ thuật: Cân kỹ thuật là các cân không tự động cấp chính xác cao (cấp chính xác II) – theo OIML R76-1. Cân kỹ thuật là loại cân được phổ biến trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp thực phẩm, y tế, thậm chí trong chính đời sống hàng ngày của nhiều cá nhân.
Hình ảnh cân kỹ thuật
Một số ưu điểm của cân kỹ thuật
Một số lưu ý khi sử dụng cân kỹ thuật
Hiệu chuẩn Cân kỹ thuật nhằm mục đích
Hiệu chuẩn Cân kỹ thuật là phương pháp nhằm xác định sai số tại các mức cân so với chuẩn đo lường (các quả cân chuẩn), từ đó người sử dụng có thể điều chỉnh lại cân sao cho phù hợp hơn, chính xác hơn.
Điều kiện hiệu chuẩn Cân kỹ thuật
Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Địa điểm hiệu chuẩn phải đủ sáng, xa các nguồn sinh nhiệt, xa các nguồn sinh gió, không bị rung động.
– Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:
+ Nhiệt độ: (23 ± 2) ºC.
+ Độ ẩm: (40 ÷ 70) %RH.
– Cân nên được hiệu chuẩn tại địa điểm sử dụng.
Các bước hiệu chuẩn
Tương tự như Cân phân tích, Cân kỹ thuật cũng được hiệu chuẩn thông thường theo các bước:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
+ Kiểm tra tính đầy đủ của các cơ cấu, các cụm chi tiết trên cân
+ Kiểm tra yêu cầu trên nhãn hiệu phải ghi tối thiểu những đặc trưng sau: ký hiệu cân, số cân, cấp chính xác, mức cân lớn nhất, giá trị độ chia nhỏ nhất, số lượng độ chia kiểm
+ Khoảng điện áp làm việc và khoảng tần số làm việc (đối với cân có sử dụng nguồn điện xoay chiều)
Các ký hiệu, số hiệu trên nhãn hiệu cân phải rõ ràng, không được tẩy xóa.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
+ Kiểm tra tài liệu kỹ thuật của cân để xác định hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ do nhà sản xuất cung cấp
+ Khởi động cân, cân phải hoạt động bình thường
+ Đối với cân có chức năng hiệu chỉnh bằng quả cân bên trong (quả cân nội) thì phải cho cân thực hiện chức năng này.
Bước 3: Kiểm tra đo lường, bao gồm:
+ Kiểm tra độ lặp lại
+ Kiểm tra độ lệch tâm
+ Kiểm tra độ trễ
+ Kiểm tra độ đúng
Xử lý kết quả
Cân kỹ thuật sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
Thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị của cân kỹ thuật là 1 năm.